Vào năm 1898, trong một quán rượu ở bên bờ sông Rhône nước Pháp đã diễn ra một cuộc cam kết rất kỳ lạ…
Khi đó, dưới sự chứng kiến của ông chủ quán rượu và thị trưởng thị trấn Saint-Witz, ông chủ nhà máy xay của thị trấn là Doland đã ký một bản thỏa ước với hai người lữ hành, nội dung là: Ông chủ Doland bỏ ra 1000 franc giúp anh em nhà Gaino mở xưởng bánh mỳ, sau khi xưởng đi vào sản xuất, mỗi tuần anh em nhà Gaino phải cung cấp miễn phí cho ông chủ Doland 50 pound (khoảng 22 kg) các loại bánh ngọt.
Sau khi xem bản thỏa ước này, tất cả mọi người đều cho rằng ông chủ Doland sẽ bị lỗ nặng. 1000 franc vào thời đó là một món tiền không nhỏ, ông chủ Doland chẳng qua là đã uống hai chén rượu với hai người không rõ lai lịch từ nước Anh đến liền đồng ý tài trợ cho họ mở một nhà máy ở thị xã Pierrelatte, việc này ít nhiều cũng có chút bốc đồng. Nhưng tất cả mọi người trong thị trấn đều biết, mở một tiệm bánh mỳ là tâm nguyện bấy lâu nay của ông chủ Doland, mặc dù mọi người nói gì đi chăng nữa ông chủ bướng bỉnh này nhất quyết không nghe lời khuyên can của người khác.
Điều khiến cả hai bên đương sự không thể ngờ tới là, ngày nay, sau hơn 100 năm trôi qua, công ty bánh mỳ anh em Gaino là một trong những nhà cung cấp bánh mỳ, sản xuất mấy trăm loại bánh mỳ, bánh ngọt lớn nhất miền nam nước Pháp. Mà hiện nay, công ty Gaino vẫn tuân thủ thỏa ước đã ký kết năm xưa, mỗi tuần đều cung cấp miễn phí bánh ngọt lên tới vạn pound (khoảng 4,5 tấn) cho một nhà cung cấp đồ ăn Tây do hậu duệ của ông chủ Doland kinh doanh. Ngoài ra còn theo điều khoản bổ sung của thỏa thuận, công ty Gaino cung cấp cho công ty của hậu duệ ông chủ Doland tất cả các loại bánh ngọt với số lượng không hạn chế bằng giá thành sản phẩm.
Không thể không kính phục ông chủ Doland sáng suốt có tầm nhìn xa trông rộng, hãng bánh Boulangerie ở thị trấn Gunwitz đã phát triển rộng khắp nước Pháp cùng với sự phát triển của công ty Gaino, thậm chí dưới sự giúp đỡ của công ty Gaino, hãng Boulangerie đã đặt chân vững chắc ở các thành phố lớn của Pháp như Lyon, Marseille, Nice… Tất cả những kỳ tích này đều dựa vào một bàn thỏa ước không ghi rõ kỳ hạn.
Thực ra mấy chục năm trước, cháu nội của ông chủ Doland đã đề xuất với công ty Gaino kết thúc thỏa ước này, ít nhất cũng sửa đổi lại một chút, vì bản thỏa ước hà khắc này khiến cho họ cảm thấy rất áy náy. Mặc dù công ty đã trải qua nhiều lần chuyển giao sang người khác, không còn dây mơ rễ má gì với anh em nhà Gaino từ lâu rồi, nhưng ông chủ thời đó đều dứt khoát cự tuyệt ý tốt của cháu nội ông chủ Doland: “Nói thật lòng, bản thỏa ước đó thực sự đã gây rất nhiều khó khăn không nhỏ cho sản xuất kinh doanh của công ty chúng tôi, nhưng không có gì thiêng liêng hơn lời cam kết đó. Cho dù tổ quốc trong thời kỳ bị người Đức chiếm đóng, chúng tôi cũng không phản bội lại lời hứa lúc ban đầu, hiện nay lại càng không được”.
Trên thực tế, đối với hợp đồng bất công bằng rõ rệt như thế này, luật pháp nước Pháp cho phép người đương sự đơn phương hủy thỏa ước. Thế nhưng công ty Gaino vẫn như xưa, những chiếc xe hàng miễn phí, đúng giờ vào sáng sớm ngày giao hàng mỗi tuần vẫn xuất hiện ở cổng hãng Boulangerie của ông chủ Doland.
Năm 2002, một tập đoàn tài chính của Mỹ có ý mua lại công ty bánh mỳ anh em nhà Gaino. Trong quá trình đàm phán, điều kiện mà công ty Gaino đưa ra là công ty mới phải tiếp tục thực hiện bản thỏa ước 100 năm trước, vì việc này, công ty Gaino thậm chí sẵn lòng nhượng bộ về giá bán công ty. Sau khi hiểu rõ đầu đuôi bản thỏa ước đó, người phụ trách phía Mỹ đã vui vẻ đáp ứng yêu cầu này, bởi vì so với cái giá phải bỏ ra để thực hiện bàn thỏa ước này, thì chữ Tín được công ty Gaino gây dựng cả trăm năm chính là cái được lớn nhất mà họ có được.