Những triết lý tiết lộ nguồn gốc của sự giàu có sẽ cho ta một góc nhìn khác với cách đánh giá thông thường, chúng ta cần nhiều thời gian nghiền ngẫm và hiểu mới mong tìm ra con đường làm giàu chính đáng.

  1. Triết lý về mục tiêu rõ ràng

Bước đầu tiên để có được cuộc sống như mơ đó là bạn phải biết rõ giấc mơ của bạn là gì?

Trước khi muốn đạt được điều gì đều cần có một mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Nếu muốn tăng thu nhập gấp đôi thì phải nhớ rõ điều đó, muốn gia đình hạnh phúc thì cũng phải xác định đó là mục tiêu… Vì những gì có trong đầu thì mới có trong tay, nếu ngay cả trong tâm mình cũng không rõ ràng thì vụ trụ cũng không biết mang tới cho bạn điều gì.

Một người khi không có một mục tiêu rõ ràng thì sẽ giống như việc ta bước lên một chiếc taxi bảo họ thích đi đâu thì đi. Khi không có điểm đến cụ thể, taxi có thể đi lòng vòng, hoặc đi đi lại lại một chỗ rất vô nghĩa.

Cuộc đời của chúng ta cũng vậy, nếu không có mục tiêu cụ thể thì khó mà có được chút thành tựu nào.

Sự thật đáng buồn là 80% trong số chúng ta lại sống theo cách đó, không có mục tiêu và luôn than nghèo kể khổ.

Có một mục tiêu rất quan trọng, nó sẽ tránh việc ta lãng phí nguồn lực, thời gian vô nghĩa. Chỉ khi mọi nỗ lực nhắm tới một mục tiêu cụ thể thì nỗ lực của bạn mới thực sự có giá trị.

Thế nên dù chăm chỉ, nỗ lực nhưng không vì một mục đích cụ thể thì con tàu cuộc sống của chúng ta mãi lênh đênh trên biển, không có ngày về bờ.

  1. Triết lý của sự cho đi

Giới doanh nhân thường hay nói đùa với nhau rằng: Nếu chăm chỉ mà giàu thì người nông dân là người giàu nhất.

Thế nên giàu có không ở trong việc thông minh, chăm chỉ hay khôn ngoan, mưu mẹo hơn ở trên thương trường. Một trong những triết lý tiết lộ nguồn gốc của sự giàu có đó là họ đã cho đi đủ nhiều nên tài lộc trở về với họ theo cấp số nhân.

Thế nên những người càng giàu có, càng hay cho đi, họ lại càng giàu thêm nữa.

Triết lý của sự cho đi đó là càng hào phóng thì càng nhận về nhiều hơn. Ví dụ bạn muốn có nhiều tiền thì càng phải cho đi nhiều hơn.

Lúc này bạn có bao giờ tự hỏi rằng: Bạn có sẵn sàng cho đi một phần thu nhập của mình để giúp đỡ, hỗ trợ ai đó?

Thực tế là nhiều người từ ngay trong tâm cũng keo kiệt thế nên, dù họ cố gắng, chăm chỉ cũng không thể nào giàu được, mãi quanh quẩn trong cuộc sống thấp hèn mà không biết cách nào thoát ra.

Theo triết lý của sự cho đi thì khi cho người khác cái họ cần sẽ tạo dấu ấn tốt đẹp trong tâm. Khi đó, ta sẽ cảm thấy vui và điều này tạo nên cảm xúc tốt, càng khuyến khích ta làm nhiều việc tốt hơn nữa.

Erich Fromm – Olm từng nói: “Người giàu có không phải là người có nhiều, mà là người cho nhiều”.

Chuyện cũ kể lại rằng có một người nọ vừa đói vừa khát, cố gắng lê thân mình trên sa mạc để tới được một cái máy bơm nước trong căn nhà cũ, bên cạnh có một ấm nước, miệng ấm lại bị nhét chặt bằng một cái nút gỗ.

Anh đọc thấy tờ giấy bên cạnh ghi khá cụ thể: “Trước tiên hãy rót nước trong ấm vào máy bơm nước, sau đó mới bơm nước lên mà uống, đừng quên đổ nước vào đầy ấm trước khi rời đi.”

Lúc này người đàn ông phải đấu tranh tâm lý rằng mình vừa khát vừa đói cần uống ngay nước để sống sót, trong khi đó nếu đổ ấm nước vào máy bơm lỡ nước không lên thì có phải phí hoài hay không?

Thế nhưng cuối cùng ông cũng quyết định làm theo hướng dẫn, điều tuyệt vời là nước từ trong chiếc máy bơm giúp ông giải tỏa cơn khát cháy cổ. Ông ấy sảng khoái uống một bụng nước cho đã. Sau đó ông không quên rót nước vào đầy ấm và đậy nút ấm lại như ban đầu.

Sau khi tỉnh táo, ông viết thêm vào giấy: “Hãy tin những gì trong tờ giấy này. Chỉ cần bạn đặt sự sống chết ngoài sự tính toán, học được cách cho đi thì mới có thể nếm được nguồn nước suối ngọt thơm.”

Có thể thấy việc cho nước vào máy bơm hay vào đầy ấm là hành động rất nhỏ thôi nhưng lại có thể giúp những người tiếp theo trong hoàn cảnh tương tự. Nếu những người đi trước không làm như đúng chỉ dẫn thì làm sao ông ấy được cứu sống? Thế nên giúp người thực ra cũng là giúp mình mà thôi.

  1. Triết lý về hành động

Lợi ích của việc đọc sách được nhắc đến khá nhiều trong các lời khuyên cải thiện bản thân và cải thiện thu nhập thế nhưng để giàu có và thành công thì không chỉ dừng lại ở đó. Bước tiếp theo cực kỳ quan trọng đó là hành động quyết liệt.

Hiểu biết nhiều, đọc sách từ Đông tới Tây nhưng cuối cùng không bắt tay vào hành động thì quả là lãng phí những kiến thức hay ho mà bản thân đã học được.

Mục tiêu cuộc sống chỉ cho bạn hướng đi, và hành trình của bạn chỉ thực sự bắt đầu với những bước đi đầu tiên, thế nhưng để đến đích bạn phải phải thực sự hành động. Sẽ chẳng có cuộc sống trong mơ nào xảy ra nếu bạn không hành động.

  1. Triết lý về sự tin tưởng

Nếu mà ngay chính bạn không tin tưởng vào khả năng, cơ hội thành công, giàu có của mình thì chẳng có ai đủ khả năng “động viên” bạn chạm đến ước mơ, hoài bão của mình. Thực tế là nhiều người còn phủ định năng lực của bạn, chê bai và ngăn trở bạn đến thành công. Liệu bạn có đủ dũng khí vượt qua tất cả?

Từ những câu chuyện thành công của các tỷ phú bạn sẽ biết rằng họ hầu hết đi lên từ con số 0, không có nguồn lực, không có sự giúp đỡ, không cả tiền bạc,… thế mà cuối cùng vẫn một mình làm nên cơ đồ. Thứ họ có duy nhất là niềm tin một ngày sẽ thành công, tế mới thấy rằng nếu không có lòng tin họ sẽ chẳng làm nổi điều gì.

Trong khi đó hầu hết chúng ta vẫn ngồi đó trách mắng bản thân, kêu ca với số phận và mãi chẳng thể nào ngóc đầu lên nổi.

Sự thật là chăm chỉ hành động, giữ vững sự tin tưởng vào con đường thành công của mình mới có thể vượt qua chông gai, bền bỉ tiến tới cho dù bất cứ khó khăn nào xuất hiện trên đường đi của mình.

  1. Triết lý về lòng biết ơn

Một trong những triết lý tiết lộ nguồn gốc của sự giàu có đó là phải có lòng biết ơn với những gì cuộc sống đang ban tặng cho chúng ta. Ngay cả khi cuộc sống tồi tệ nhất thì ta cũng đang có không khí để thở, đó cũng là ân sủng của cuộc đời dành cho mình rồi đấy.

Hiểu đúng về lòng biết ơn và chăm chỉ thực hành nó thì mới mong có cơ hội trở nên giàu có trong tương lai.

Chính vì không có lòng biết ơn, không trân trọng những gì mình đang có, thế nên những điều tốt đẹp hơn cũng không dám đến với bạn vì chúng cũng sợ bị bị bạn đối xử tương tự như những điều khác.

Chuyện kể lại rằng có một người nọ rất may mắn có được viên ngọc trai rất lớn và đẹp, tuy nhiên anh ta lại không hài lòng lắm, bởi vì trên viên ngọc trai ấy có một vết đốm nhỏ. Anh ta nghĩ nếu bỏ được đốm nhỏ thì giá trị của viên ngọc chắc chắn sẽ tăng lên gấp bội.

Nghĩ vậy anh liền dùng dao ra sức cạo sạch bề mặt của viên ngọc trai, nhưng vết đốm đó vẫn còn, anh ta lại loại bỏ thêm một lớp nữa, nhưng vết đốm đó vẫn không mất đi.

Cứ như thế, từng lớp từng lớp ngọc trai bị cạo đi cho đến cuối cùng vết đốm đó đã mất đi, và viên ngọc trai cũng không còn nguyên dạng nữa. Lúc này nó cũng chẳng có chút giá trị nào, thậm chí còn tệ hơn lúc ban đầu.

Nếu anh ta biết trân trọng sự nguyên bản của viên ngọc trai thì nó vẫn có giá trị nhất định nào đó. Thế mà anh đã làm nó mất đi giá trị chỉ vì cố gắng loại bỏ một đốm nhỏ.

Vậy nên đôi khi sự so đo thật giả, được mất, danh lợi, địa vị cao thấp, giàu nghèo,… chẳng mang lại lợi ích gì, chi bằng ta trân trọng cuộc sống của chính mình đang có, từ những điều nhỏ nhặt nhất, khi đó ta sẽ thu hút những điều tuyệt vời hơn đến với mình.

Nguồn: LICHNGAYTOT

Categorized in:

Tagged in: