Người xưa có câu: “Không có quy tắc thì sẽ không thành hình vuông”. Vì vậy hãy thiết lập một số quy tắc cho con cái của bạn, điều đó có thể dẫn dắt chúng trở thành một người tốt và có giáo dưỡng.
Nếu trước 10 tuổi có thể thiết lập cho cho trẻ 6 quy tắc dưới đây, trẻ nhất định sẽ càng ngày càng ưu tú hơn.
- Chủ động chào hỏi
Hành động chủ động chào hỏi người khác có thể giúp trẻ tích luỹ được rất nhiều thứ không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như: mối quan hệ tốt với bạn bè, có thể kết giao được nhiều bạn… hơn nữa còn có thể lưu lại ấn tượng trong lòng người khác. Đây chính là mở đầu cho việc thiết lập những mối quan hệ tốt.
Tất nhiên, khi nhận được giúp đỡ của người khác cũng cần nói “cảm ơn”… Đây là những lễ nghi cơ bản nhất, người làm cha mẹ nên dạy trẻ từ khi còn nhỏ. Điều đáng chú ý là không nên ép trẻ phải chào hỏi, mà cha mẹ nên làm gương, thường xuyên chào hỏi người khác trước mặt trẻ, trẻ cũng tự nhiên mà học được.
- Không nô đùa hay làm ồn ở những nơi công cộng
Ở rạp chiếu phim hay quán cà phê, đáng sợ nhất là việc gặp phải những đứa trẻ nô đùa náo loạn. Càng đáng sợ hơn là thái độ không quản cũng không nói gì của cha mẹ chúng, thậm chí còn cho rằng ‘thiên tính của trẻ con là như vậy’. Tuy nhiên, người làm cha mẹ như chúng ta cần giúp trẻ ước chế những phần thiên tính không tốt, bình thường hãy quy định với trẻ rằng “khi nói chuyện ở những nơi công cộng, không nên để cho người thứ ba nghe thấy”.
- Nhất định phải nói với cha mẹ khi tự mình không giải quyết được vấn đề
Các bậc phụ huynh thường cho rằng “một đứa trẻ thì có bản sự gì lớn chứ“? Tuy nhiên đây lại là một cách nghĩ sai lầm của hầu hết của những người làm cha mẹ.
Trẻ em là một tiểu thiên sứ kỳ lạ, trong đầu não chúng có rất nhiều suy nghĩ và bí mật, bao gồm những chuyện gặp phải trong cuộc sống. Cho dù bạn là người thân nhất của chúng thì chúng cũng không nhất định nói ra cách nghĩ của bản thân cho bạn, có thể bởi vì sợ hãi hoặc sợ bạn không hiểu được.
Trẻ em cũng có những tâm tư thầm kín, tuy nhiên cha mẹ nên hiểu và tôn trọng trẻ, không nên tuỳ tiện động vào đồ của trẻ. Đồng thời cũng nói với chúng rằng: “Gặp phải chuyện không tốt, ví như bị bắt nạt, tự bản thân không thể giải quyết thì nhất định cần nói với cha mẹ.”
- Không được lục đồ khi đến nhà người khác
Đến nhà người khác lục lọi đồ đạc là điều không thể chấp nhận được, đây cũng là một phép tắc cơ bản nhất, nhưng có rất ít cha mẹ dạy con cái điều này. Thậm chí khi trẻ đến nhà người khác tìm thấy đồ chơi yêu thích liền đòi cầm về, thì có những cha mẹ còn nói “không phải chỉ là một món đồ chơi thôi sao, nhường em đi con”. Những hành vi kiểu này chỉ khiến trẻ càng không biết phép tắc và người khác cũng cảm thấy không vui.
Vì vậy, cần giáo dục trẻ không được lục lọi đồ đạc khi ở nhà người khác. Khi thấy món đồ chơi mình yêu thích thì phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của chủ nhà mới được phép động vào hoặc mang về.
- Không nên chỉ định khuyết điểm của người khác, cần phát hiện những ưu điểm của họ
Khi trẻ nói với bạn những lời không tốt về bạn của chúng, bạn có thể nhẫn nại lắng nghe, sau đó hỏi “Con có chú ý đến bạn ấy có những ưu điểm nào không?” Người làm cha mẹ nên dẫn dắt trẻ phát hiện nhiều ưu điểm của người khác, chứ không phải chỉ biết nói xấu sau lưng.
- Khi sai phải xin lỗi
Có những cha mẹ luôn ‘cao giọng’ trước mặt con cái, cho dù bản thân có sai hay không cũng không bao giờ xin lỗi trẻ. Tuy nhiên, những bậc cha mẹ kiểu một câu xin lỗi cũng không muốn nói này cũng thường không cách nào dạy trẻ hiểu được lễ nghi là gì.
Khi sai phải nhận lỗi, rất nhiều người đều hiểu đạo lý này nhưng lại thường thiếu dũng cảm. Khi trẻ trước 6 tuổi, thì cần dạy trẻ học cách lịch sự với người khác, nuôi dưỡng thói quen tự phản tỉnh bản thân. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần khích lệ trẻ dũng cảm nhận lỗi, đồng thời cũng cần duy trì quyền lợi của bản thân, khi người khác làm hại đến mình, cũng phải có quyền yêu cầu người khác xin lỗi.
Những phép tắc trên mặc dù nhỏ nhưng đạo lý rất lớn và được xem là những quy tắc cơ bản nhất trong việc giáo dục trẻ. Có thể trong mắt người lớn, chúng không phải là những điều to tát, nhưng đối với một đứa trẻ đang trong quá trình trưởng thành mà nói, đó chính là nền tảng tu dưỡng một đức tính tốt đẹp. Nếu con bạn có tồn tại vấn đề ở những phương diện này thì cần sớm thiết lập cho chúng những quy tắc trên, tương lai chúng lớn lên nhất định sẽ biết cảm ơn bạn.