Tinh thần là thứ khó kiểm soát, nhưng đừng bao giờ để nó điều khiển bạn.
10 viên ‘thuốc bổ’ dành cho bất cứ ai mỗi khi xuống tinh thần. Ảnh: Internet |
1. Đừng yêu cầu ở bản thân quá cao
Có nhiều người làm việc gì cũng theo đuổi sự hoàn hảo, tự đặt ra những yêu cầu cực kì khắt khe cho chính mình, luôn vì những khuyết điểm nhỏ mà quy trách nhiệm cho bản thân, kết quả người bị tổn thương vẫn là mình. Để tránh cảm giác thất vọng, chỉ nên đặt mục tiêu và yêu cầu trong phạm vi khả năng của mình, nghĩ đến những thành tựu mà bản thân đã đạt được, tự nhiên sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
2. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào người khác
Rất nhiều người đặt hy vọng của mình vào người khác, nếu đối phương không đạt được yêu cầu của họ, nó sẽ trở thành sự thất vọng rất lớn. Thực ra mỗi người đều có cách nghĩ riêng, có ưu điểm và nhược điểm riêng, vì cớ gì lại muốn người khác phục vụ yêu cầu của riêng mình?
3. Tự giải tỏa sự tức giận của bản thân
Khi chúng ta rơi vào cơn thịnh nộ có thể sẽ làm ra rất nhiều những hành động sai trái và tội lỗi. Để tránh sau này cảm thấy hối hận chi bằng trước đó hãy kiềm chế bản thân lại, chuyển năng lượng của cơn giận sang để làm việc khác, ví dụ như chơi bóng và ca hát, rèn luyện một kiểu tinh thần giống như AQ.
Một người làm việc lớn luôn nhìn vào đại cục của sự việc để hành sự, chỉ có những kẻ thiếu kiến thức mới chăm chăm vào những thứ nhỏ nhặt. Bởi vậy chỉ cần không ảnh hưởng đến cái lớn thì không cần quá chú tâm vào cái nhỏ, giảm bớt phiền não cho bản thân.
5. Chạy trốn tạm thời
Khi gặp những thất bại hay trở ngại trong cuộc sống, chúng ta hãy tạm thời vứt bỏ những phiền não và làm những điều mình muốn, chẳng hạn như tập thể dục, ngủ và đọc sách, vv…. Chờ đến khi tâm trạng cân bằng rồi, lại quay về đối mặt với những vấn đề của riêng mình.
6. Tìm một người để trút bầu tâm sự
Chôn sâu những áp lực và gánh nặng của bản thân trong lòng sẽ chỉ khiến chính mình trở nên mệt mỏi không vui. Nếu như gặp khó khăn hãy tâm sự với bạn bè hoặc thầy cô thân thiết, tâm trạng nhất định sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
7. Làm điều gì đó cho người khác
Giúp đỡ người khác là một trong những điều khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc, nó không chỉ giúp quên đi những rắc rối, hơn nữa còn giúp bạn có thể nhận ra được giá trị sự tồn tại của bản thân, càng có thể có được một tình bạn quý giá, vậy tại sao chúng ta lại không làm điều đó?
8. Chỉ làm một việc tại một thời điểm
Theo phát hiện của tiến sĩ George, chuyên gia tư vấn tâm lý người Mỹ, nguyên nhân tạo nên sự lo lắng chủ yếu là do suy nhược thần kinh và các bệnh lí về tâm lí khác. Bệnh nhân phải đối mặt với quá nhiều những vấn đề cấp bách cần được giải quyết, những áp lực về tinh thần quá lớn sẽ dẫn đến bệnh tâm thần. Để giảm bớt những gánh nặng về tinh thần của mình, không nên đồng thời làm quá nhiều việc nhằm tránh những nỗ lực quá sức khiến chúng ta mệt mỏi.
9. Không nên cạnh tranh với người khác ở mọi nơi
Có một số người tâm lý không cân bằng, đơn chỉ là vì họ quá ưa thích việc cạnh tranh, khiến cho bản thân thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng. Thực ra cùng làm việc với mọi người nên dĩ hòa vi quý, mọi người cùng vui vẻ làm việc hiệu quả mới là điều cần hướng đến
10. Thân thiện với mọi người
Chúng ta thường bị người khác bài trừ, xa lánh bởi vì trong lòng họ có sự cảnh giác đối với chúng ta. Nếu chúng ta biết biểu hiện thiện ý của mình ở thời điểm thích hợp sẽ có thêm bạn bè, ít kẻ thù, tâm trạng tự nhiên sẽ trở nên tốt hơn.
Theo SKCĐ