Hôi miệng là nguyên nhân khiến nhiều người thiếu tự tin trong giao tiếp. Theo ước tính của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam hiện có khoảng 45% dân số cả nước mắc chứng hôi miệng.
Ấn một huyệt vị có thể trị dứt hôi miệng, bạn có tin? |
Chứng hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau do: “Người bệnh mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm hoặc nhiễm trùng nướu răng, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm lưỡi hoặc đường tiêu hóa… Bên cạnh đó, hút thuốc lá, tiêu thụ thức ăn nhiều đạm, chất béo, thức ăn gây mùi như hành, tỏi và vệ sinh răng miệng kém khiến thức ăn sót lại trong miệng và giữa các kẽ răng gây ra bựa vôi bám vào chân răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển”.
Bạn có thể đã sử dụng rất nhiều biện pháp khử mùi, vệ sinh răng miệng. Nếu vẫn chưa khỏi triệt để thì xin mách bạn mẹo nhỏ sau đây:
Nhiều người cảm thấy phiền toái, rắc rối khi bị hôi miệng, khi xã giao lấy làm xấu hổ. Đông y cho rằng, hôi miệng nguyên nhân từ hỏa khí tâm tỳ thái quá, là “vị hỏa vượng, tràng vị nhiệt” (dạ dày quá nóng, ruột nóng). Trong lý thuyết Đông y, nhiều vấn đề có thể được xử lý thông qua xoa bóp bấm huyệt. Phát hiện khi bản thân bị hôi miệng, xoa bóp huyệt Đại Lăng, có thể đạt được thanh nhiệt tả hỏa, tiêu trừ chứng hôi miệng.
Huyệt Đại Lăng: huyệt đặc hiệu trị hôi miệng
Huyệt Đại Lăng, từ thời xưa đã biết đến là huyệt đặc hiệu cho trị liệu chứng hôi miệng, theo sách cổ “Thắng ngọc ca” ghi lại: “tâm nóng nhiệt miệng thối đại lăng khu”. Đông y cho rằng, hơi thở hôi xuất phát từ trái tim có hỏa khí quá mạnh, kinh tâm bào tích nhiệt lâu ngày, tổn thương huyết lạc; hoặc do tỳ hư ẩm ướt sinh hơi thối bốc lên, khử mùi ở lưỡi, trong cổ họng gây ra bằng cách nhấn huyệt Đại Lăng ở cổ tay, sẽ “tả hỏa khứ thấp” tốt nhất.
Kinh tâm bào đi qua huyệt Đại Lang, vì màng ngoài tim (tâm bào) thuộc hành hỏa, Đại Lăng thuộc thổ, yếu tố “Thổ khắc chế thủy”. Theo nguyên lý Đông y “hư bổ mẫu và thực tả tử” (hư chứng thì bổ hành mẹ, thực chứng kìm chế hành con), vì vậy huyệt Đại Lăng có thể thanh tâm tả hỏa, bình hòa nhiệt khí của tỳ vị mà điều trị chứng hôi miệng do hỏa khí tâm tỳ quá mức.
Phương pháp lấy huyệt
Huyệt ở vị trí nhô cao (đại) ở cổ tay, có hình dáng giống gò mả (lăng), vì vậy gọi là Đại Lăng.
Ở ngay trên lằn nếp cổ tay, khe giữa gân cơ gan tay lớn và bé, hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào lằn chỉ (văn) tay ở đâu, đó là huyệt.
Phương pháp mát xa
Đầu tiên, dùng đầu ngón cái tay phải ấn lên huyệt Đại Lăng, dùng sức thẳng đứng nhấn xuống, đồng thời day nhẹ tại điểm đó, và sau đó vừa ấn vừa hoạt động cổ tay cùng các ngón tay trái, cho phép đáp ứng đầy đủ kích thích đến các mô cơ sâu, sản sinh các loại cảm giác đau xót, tê, sưng, đau nhức, nhiệt chạy thoát ra.
Tiếp tục 20~30 giây sau, dần dần giảm lực ấn, và sau đó xoa nhẹ nhàng tại chỗ 3-5 phút. Đầu tiên ấn ở tay bên trái sau đến bên phải, rồi tiếp tục luân phiên, 1-2 lần một ngày. Mát xa huyệt Đại lăng còn có thể giảm bớt đau nhức gót chân.
Tuy là do tâm tỳ hỏa vượng có thể qua xoa bóp huyệt Đại Lăng mà cải thiện chứng hôi miệng, nhưng cũng chú ý đến sinh hoạt hàng ngày, giảm ít các loại tỏi, hành tây, rượu và các loại thực phẩm khác dễ kích thích mùi vị. Ăn nhiều rau, trái cây, uống nước và thực phẩm nhiều chất xơ để ngăn chặn táo bón cũng là phương pháp để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
Ngoài ra, hơi thở hôi đôi khi có thể gây ra bởi một số bệnh lý, chẳng hạn như hơi thở hôi mang hương vị của quả táo thối hoặc có mùi tỏi, là dấu hiệu của bệnh tiểu đường axit ketones (DKA); hơi thở có mùi nước tiểu, chức năng thận có thể có vấn đề; bệnh nhân bị bệnh liên quan đến gan hơi thở bình thường là có mùi hôi thối.
Do đó, khi có hơi thở bất thường, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để xác định nguyên nhân.
Theo Tinhhoa.net