Với tình yêu thương của mình, cha mẹ luôn muốn mang lại cho con những gì tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, để lại cho con gia tài bạc tỷ, không bằng giúp con dưỡng thành những thói quen tốt đẹp, giúp con vững bước trên đường đời.
Để lại cho con núi vàng núi bạc, không bằng giúp con dưỡng thành 7 thói quen này. Ảnh: Internet |
Trước đây, từng một câu chuyện, kể rằng: Có 3 người cha thường xuyên đến một ngôi miếu nọ cầu phúc cho con cái. Cứ kiên trì thời gian dài như vậy, cuối cùng đã làm cảm động Bồ Tát. Có một ngày ba người họ đồng thời được Bồ Tát gợi ý, cho phép họ trong rất nhiều bảo vật, mỗi người được chọn một vật, mang về cho con.
Người cha thứ nhất chọn một cái bát bằng đá quý,
Người cha thứ hai chọn một cỗ xe ngựa quý,
Người cha thứ ba chọn một cung tên đúc bằng sắt.
Về sau, đứa trẻ có được chiếc bát bằng đá quý thì mỗi ngày rất ham thích ăn uống;
Đứa trẻ có được cỗ xe ngựa quý thì chỉ thích rong chơi trên phố;
Đứa trẻ có được cung tên thì thích cả ngày trên núi săn bắn.
Nhiều năm sau, cả ba người cha đều qua đời. Đứa trẻ thích ăn uống thì miệng ăn núi lở, cầm cái bát bằng đá quý xuống phố bán lấy tiền mặt, cuối cùng không còn lại gì phải cầm bát đi xin ăn; đứa trẻ suốt ngày rong chơi trên phố thì cuối cùng cũng phải bán xe ngựa, đổi lấy lương thực vất vả sống qua ngày; còn đứa trẻ thích săn thú thì kỹ thuật săn bắn ngày một công phu, thường xuyên khiêng con mồi về nhà, cả nhà nhờ đó mà có ăn có mặc.
Câu chuyện dân gian này giản dị nhưng lại có ngụ ý sâu xa: Làm cha mẹ, nếu chúng ta lưu lại cho con cái của cải để chúng tiêu xài, là không đáng tin cậy; chỉ có thể cấp cho con cái một kế sinh nhai, tính sáng tạo, mới là có trách nhiệm thực sự đối với chúng.
Như vậy, cái gì là chúng ta có thể trao cho con cái, món quà gì có thể bảo đảm chúng cả đời hạnh phúc mạnh khỏe đây?
Món quà thứ nhất: Làm việc có kế hoạch
Làm việc có kế hoạch sẽ làm tốt công việc được giao, không để đến mức nước tới trôn mới nhảy. Có một số đứa trẻ trước mỗi kỳ thi rất lộn xộn, làm bài tập thì nửa vời, sáng sớm rời giường đến trường thường không tìm thấy tất, tiền tiêu vặt chưa đến cuối tháng đã không cánh mà bay… Nếu đứa trẻ có khiếm khuyết về phương diện này thì cha mẹ nhất định phải chỉ bảo chúng hiểu được tầm quan trọng của kế hoạch.
Đừng ngại cho trẻ chuẩn bị lịch trình cho ngày mai trước khi đi ngủ, cho trẻ chép ra dán lên tường để tiện thực hiện. Dưỡng thành thói quen tốt này, đứa trẻ tuyệt đối cả đời được lợi!
Món quà thứ hai: Nói lời chân thật, đối xửa tử tế với người khác
Mỗi người đều nguyện ý mỉm cười khi gặp mặt nhau. Mỉm cười với người khác, chính là chân thành thân mật, khoan dung rộng lượng, người như vậy đi đến chỗ nào cũng được mọi người hoan nghênh. Cha mẹ phải dạy bảo con trẻ biết lễ phép. Ví như trong sinh hoạt hằng ngày thường nói “xin chào”, “cám ơn”, “xin lỗi”, quan tâm nhiều hơn với người khác… Lâu dần, đứa trẻ sẽ có thu hoạch về lễ tiết, nó chính là của cải của đời người.
Lại có một câu chuyện, kể rằng: Có một đứa trẻ mỗi ngày đến trường đều chủ động chào ông lão gác cổng. Những đứa trẻ khác đều không lễ phép như vậy, điều này khiến cho ông lão có ấn tượng sâu sắc với cậu bé. Có một ngày, tiếng chuông vào lớp đã vang lên, nhưng ông lão vẫn không thấy cậu bé kia đâu, không khỏi có chút bận tâm. Ông lão bèn đi ra đường nhìn thử thì bắt gặp một người đàn ông đang đứng đối diện đứa trẻ kéo đẩy, muốn kéo cậu bé vào xe của anh ta. Ông lão vội vàng bước tới, kịp thời ngăn cản hành vi xấu, giải cứu đứa trẻ. Có thể thấy rằng, chính là nhờ đứa trẻ bình thường rất lễ phép với ông lão, đã giúp mình được bảo mệnh!
Món quà thứ ba: Việc của mình mình làm
Rất nhiều bậc cha mẹ sợ giao việc cho con trẻ làm, sợ đứa trẻ sẽ làm hỏng, nhưng mà ai lần đầu tiên làm việc mà không khỏi mơ mơ màng màng đây? Hãy thử cấp cho chúng một ít cơ hội, từ từ, bạn sẽ phát hiện năng lực của trẻ vượt quá sự tưởng tượng của bạn! Hãy giúp con trẻ dưỡng thành thói quen tốt “việc của mình mình làm”. Việc học hành phía trước con trẻ phải tự gánh vác, cha mẹ cần làm chính là buông tay.
Đặc biệt sau khi trẻ bước vào tiểu học, từ việc thức dậy, xếp chăn, sửa sang lại phòng, chuẩn bị sách vở, cha mẹ cũng đừng vì con mà làm thay. Cha mẹ có thể vì con mà tổ chức một “nghi lễ nhỏ” chúc mừng việc đại sự của con, sau đó nhắc nhở: “Con giờ đây đã vào tiểu học, đã là ‘người lớn nhỏ’, từ giờ cần phải việc của mình mình làm, cha mẹ tin tưởng con có thể làm tốt”.
Món quà thứ tư: Thứ của người khác không thể lấy
Giúp con trẻ xây dựng ý thức sở hữu đồ vật, phân biệt ranh giới giữa mình và người khác. Nói với trẻ: “Đồ đạc của mình thì mình có thể sử dụng, nhưng mà thứ gì đó của người khác thì không thể lấy. Nếu muốn lấy của người khác thứ gì đó, nhất định phải được người khác đồng ý, không thể lấy trộm, cũng không thể muốn chiếm lấy”.
Món quà thứ 5: Tuân thủ thời gian
Sắp xếp hợp lý cuộc sống, quy định làm việc và nghỉ ngơi có thể tăng thêm ý thức trật tự của trẻ, tạo quan niệm về thời gian, nâng cao hiệu quả học tập. Nhưng khiến trẻ tuân theo thì cũng không phải việc dễ dàng.
Cha mẹ hãy lấy mình làm gương, đồng thời có thể thử đem quyền chủ động giao trong tay trẻ: “10 phút nữa con hãy tắt TV và đi học bài nhé!”, “Ngủ tiếp 20 phút nữa là phải dậy đấy”. Từ từ, trẻ cũng sẽ không vì lười biếng mà mượn cớ không đi làm.
Món quà thứ 6: Giữ gìn đức tính khiêm tốn, học hỏi người khác
Phát hiện thấy những ưu điểm của người khác, và học tập theo họ. Nói cho trẻ biết: “mỗi người đều có điểm mạnh của mình, chúng ta hãy nhìn vào ưu điểm của người khác để ngẫm lại mình, mình chẳng phải cũng có thể làm như vậy hay sao?”. Sau đó, giữ gìn đức tính khiêm tốn là rất cần thiết.
Từng có một đứa trẻ không dám giơ tay trả lời, nhưng bạn ngồi cùng bàn thì dũng cảm phát biểu, thường xuyên được thầy giáo khen ngợi. Đứa trẻ nghe theo lời mẹ dặn xin hỏi bạn cùng bàn “bí quyết”, người bạn hào phóng nói cho cậu biết: “Dù sao trả lời sai cũng không sao, thầy cô giáo sẽ không trách mắng chúng ta”. Đúng là những lời này khiến cậu suy nghĩ, dần dần, cậu bé cũng theo bạn cùng bàn mạnh dạn phát biểu, thành tích học tập cũng khá lên, tính khí cũng càng thấy vui tươi.
Món quà thứ 7: Khi mắc lỗi phải nhìn lại bản thân mình
Đứa trẻ trong sinh hoạt làm sai, trong học tập làm sai, là việc thường thấy, làm thế nào để giúp trẻ lần sau không tiếp tục mắc lỗi này? Việc này cần phải giúp trẻ trong sai lầm phải nghĩ lại chính mình, để kịp thời sửa chữa.
Khi con trẻ làm sai thì cha mẹ không nên trách cứ con thêm, mà có thể hỏi lại: “Con biết mình làm sai ở chỗ nào không?”. Chờ trẻ sau khi trả lời, còn nghiêm túc giao hẹn với trẻ: “Chúng ta hãy nhớ kỹ lỗi này nhé, lần sau không tái phạm nữa nhé!”. Đối đãi với việc học tập cũng vậy, hiểu được trẻ sẽ kịp thời đúc kết, biết sửa lỗi sai, dần dần tiến bộ. Về lâu dài, điều này có thể đủ “may vá” lỗ hổng trí thức, giúp đứa trẻ học hành vững chắc.
Làm cha mẹ, chúng ta nhất định phải ghi nhớ:Để lại cho con cái gia tài bạc tỷ, chính là không bằng trợ giúp con trẻ từ nhỏ dưỡng thành những thói quen tốt đẹp. Có thêm một thói quen tốt, đứa trẻ sẽ có thêm một phần tự tin; có thêm một thói quen tốt, con trẻ sẽ có thêm một cơ hội thành công; có thêm một thói quen tốt, các con sẽ có thêm năng lực để tận hưởng cuộc sống tốt đẹp này.
Theo Kannewyork/Tinhhoa.net