Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ càng thích nói chuyện thì sẽ càng thông minh. Vậy nên, cha mẹ ngàn vạn lần đừng ‘bóp nghẹt’ ngôn ngữ thiên phú của trẻ trong giai đoạn vỡ lòng này!
Vì sao trẻ càng thích nói chuyện càng thông minh – đây là đáp án. Ảnh: Internet |
Đứa trẻ khi bắt đầu nói được “mẹ”, “ba’, thì năng lực ngôn ngữ của chúng bắt đầu được phát triển, và ba mẹ chính là người đầu tiến đoán hiểu được trẻ nói gì, mỗi ngày ngóng nhìn con trẻ tiến bộ từng ngày: Khi nào thì con có thể nói một câu lưu loát? Khi nào thì có thể dạy con nói tiếng Anh?
Khi con trẻ lớn lên, tuy rằng sẽ nói rất nhiều, nhưng cha mẹ dường như lại không còn giữ được vẻ ngạc nhiên và vui mừng, đối với những lời nói và việc không ngừng đặt câu hỏi của con trẻ, cha mẹ lại thậm chí tỏ ra nhàm chán hoặc phát cáu. Thật tình là không biết rằng, con trẻ rất muốn nói chuyện cùng cha mẹ, trẻ càng thích nói thì sẽ càng thông minh. Vậy nên, cha mẹ ngàn vạn lần đừng tiếp tục làm “bóp nghẹt” ngôn ngữ thiên phú này của trẻ.
Trẻ thích nói giúp trí tưởng tượng phong phú
Đứa trẻ đôi khi nói chuyện lộn xộn, khiến người nghe không rõ, người lớn liền không rảnh mà để ý. Nhưng mà, đứa trẻ nói thoạt nhìn không hề logic, trong đó lại “có ngụ ý”. Vậy nên, trẻ con có thể không hiểu cách nghĩ của người lớn, nhưng người lớn cần phải khám phá thế giới nội tâm của trẻ.
Trẻ khi nói chuyện thì đại não rất nhanh hoạt động. Ví như, trẻ nhìn thấy chú khỉ trong vườn thú, sẽ liên tưởng đến Tôn Ngộ Không…, có thể liên hệ đến rất nhiều sự vật như vậy. Bởi vậy, cha mẹ khi nghe trẻ nói lời tựa như “nói xàm nói loạn” không thể hiểu, thì hãy ngồi lại cẩn thận nghe, và theo ý nghĩ của trẻ mà ‘nói chuyện phiếm”.
Trẻ thích nói có thể có năng lực lãnh đạo
Có thể thấy, một người trong lời nói có sức cuốn hút cao, khi trao đổi có thể khiến đối phương cảm thấy thoải mái, có thể thuyết phục đối phương, cũng khiến đối phương tín nhiệm. Mà loại ngôn ngữ hấp dẫn này phải được tích lũy từ nhỏ, cha mẹ bình thường trong phong cách nói chuyện nhiều người đã không nhận thức được việc ảnh hưởng đến con trẻ.
Trẻ có thể nói một cách lưu loát, tất nhiên cần một quá trình học tập lâu dài. Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ không cần phải cố ý uốn nắn quá nghiêm khắc cách nói chuyện của trẻ. Cho dù là trẻ nói trật tự từ không đúng, phát âm sai cũng không nên phê bình hoặc mắng trẻ. Mặt khác, tuyệt không dạy trẻ nói lời thô tục, cha mẹ cũng không nói những lời này, bởi chỉ cần nói một câu, trẻ cũng liền sẽ ghi nhớ trong lòng.
Trao đổi ngôn ngữ có thể nâng cao kỹ năng đọc
Thông thường, trẻ thích nói chuyện thì cũng sẽ thích xem sách. Mặc dù có lúc cúi đầu đọc sách rất im lặng, nhưng trong não đã có vốn từ ngữ phong phú, bởi vậy, đọc nhiều sách mới có thể nói lưu loát, thao thao bất tuyệt.
Bình thường trẻ thích trao đổi vấn đề gì mà không hiểu thì sẽ đi tìm trong sách. Bởi vậy cha mẹ ở trong nhà cần phải có một số sách phù hợp với lứa tuổi của trẻ, đọc sách sẽ giúp trẻ tích lũy được nhiều kiến thức nhất.
Dạy con trẻ học nói cần chú ý 3 kỹ xảo sau:
1. Ngôn ngữ vỡ lòng cần “giữ một nửa”
Đơn cử một ví dụ thường thấy, khi con trẻ bì bõm học nói sẽ không nói được một câu đầy đủ, cha mẹ có thể áp dụng cách “hỏi” để dẫn đường cho trẻ nói chuyện.
Ví như, trẻ lấy ngón tay chỉ gói bánh quy mà đỏ nói: đỏ… bánh quy… Cha mẹ lúc này không nên nói với trẻ là “Bánh quy mà đỏ là vị ô mai”, mà có thể hỏi con rằng; “Bánh quy màu đỏ có vị gì nhỉ?”. Đứa trẻ có thể hiếu kỳ được kích thích, liền chậm rãi nói ra: ô mai.
2. Không nên cắt ngang lời nói của trẻ
Con trẻ trong giai đoạn học nói kiêng kị nhất là cha mẹ thiếu kiên nhẫn, hơi một chút đã to tiếng: “Con nói cái gì, chẳng hiểu gì cả, thôi đừng nói nữa”. Làm cha mẹ, ngàn vạn lần đừng có thái độ như vậy đối với con.
Căt ngang lời nói của con trẻ, đối với cha mẹ dường như không có chuyện gì, nhưng đối với trẻ là một sự ám ảnh không nhỏ. Tiếp đó, bởi vì một câu nói của cha mẹ mà trẻ sẽ không còn thích nói chuyện, nghĩ rằng cha mẹ không thích nghe chúng nói, thậm chí không thích chúng, nghiêm trọng hơn còn có thể khiến trẻ tự kỷ, chậm nói.
3. Cùng với trẻ trao đổi như hai người bạn
Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng con trẻ chỉ là con trẻ, người lớn nói chúng sẽ không hiểu, bởi vậy cha mẹ khi nói chuyện thì thường bỏ qua con trẻ sang một bên, điều này là thiếu tôn trọng trẻ, hơn nữa còn hạn chế khả năng khám phá ở trẻ.
Cha mẹ cần phải học cách dùng tư thế ngang hàng để trao đổi với trẻ, không cần đem danh nghĩa “người lớn” và ‘trẻ con” mà phân biệt. Như vậy không chỉ giúp trẻ học được cách nói chuyện của người lớn, còn có thể giúp trong gia đình có một bầu không khí “dân chủ hài hòa”. Hãy nhớ, cho dù con trẻ mấy tuổi, cha mẹ đều cần phải học cách nói chuyện với trẻ tựa như hai người bạn.
Nếu không nhận thức được sự ảnh hưởng của ngôn ngữ vở lòng, cuối cùng nước chảy thành sông, đế lúc đó thật khó có thể sửa. Vậy nên, cha mẹ phải biết cách giáo dưỡng trẻ trong giai đoạn này.
Cha mẹ nói chuyện thân thiết dễ nghe, thì con trẻ cũng nói lời ngoan ngoãn dễ nghe, cha mẹ thường xuyên nói lời thô tục, thì đứa trẻ cũng dễ dàng nói lời thô tụce. Hơn nữa, cha mẹ và con cái có mối quan hệ thân giao từ nhỏ, thông qua các trò chơi, cùng nhau trao đổi, chia sẻ yêu thương, điều này sẽ càng giúp khả năng ngôn ngữ của trẻ thêm phát triển.
Nguồn: Kannewyork.com