Hai người sống với nhau thời gian càng dài thì càng dễ nảy sinh mâu thuẫn, cãi vã là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cãi vã cũng có thể làm cho tình yêu ngày càng mật ngọt.
Khoa học chứng minh, càng cãi nhau càng yêu. Ảnh: Internet |
Hai người sống với nhau thời gian càng dài thì càng dễ nảy sinh mâu thuẫn, cãi vã là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cãi vã cũng là một môn học, cãi vã cũng có thể làm cho tình yêu ngày càng mật ngọt.
Nhà văn Mỹ Sheila Heen và chồng của cô ấy đều là giáo sư khoa giao tiếp xã hội trường đại học harvard, hầu hết mọi người đều cho rằng, bọn họ là một cặp đôi hoàn mỹ, tuyệt đối sẽ không cãi vã, kết quả là mọi người đã sai! Trong gia đình của họ, cũng có thể xảy ra những tranh chấp cãi vã như những gia đình bình thường.
Tiến sĩ tâm lý học John Gottman đã từng thành lập “Phòng thực nghiệm nghiên cứu tình yêu”ở trường đại học Washington, mối quan hệ trong hôn nhân mà ông đã nghiên cứu hơn 30 năm đã phát hiện, các cặp vợ chồng hạnh phúc đa phần có sự tương tác tích cực và tiêu cực ứng với tỉ lệ 5:1. Sự tương tác tích cực có thể xây dựng nền tảng tình yêu lâu dài, óc hài hước có thể làm cho vợ chồng vượt qua các cảm xúc tiêu cực. Nếu tỉ lệ tương tác giữa mặt tích cực và tiêu cực thấp tương đương 3:1, thì mối quan hệ trong hôn nhân chắc chắn có vấn đề.
Nhìn vào điểm này, độc giả nhất định sẽ muốn hỏi, vậy tại sao không phải tỉ lệ tương tác giữa các mặt tích cực càng cao thì hôn nhân có thể viên mãn? Ví dụ với tỉ lệ 10:1. Oh, đen là đen ở điểm này.
Dựa theo phát hiện nghiên cứu của Gottman, cặp vợ chồng tuyên bố từ trước đến nay chưa từng cãi nhau, thông thường trong một thời gian ngắn thì mức hài lòng của hôn nhân cao hơn so với người bình thường, tuy nhiên, phải mất đến 3 năm sau, Gottman mới tiếp tục làm nghiên cứu với các cặp vợ chồng không cãi vã và đã phát hiện ra, mức độ hài lòng trong hôn nhân của nhóm người này ngược lại còn thấp hơn những cặp vợ chồng thường mang vấn đề ra tranh cãi, nguyên nhân có thể là, nhóm vợ chồng này mang những điều mình không hài lòng về đối phương cứ như vậy mà dồn nén lại, tuy nhiên điều này lại không có lợi cho việc duy trì mối quan hệ khăng khít.
Kết luận là, cãi vã có thể có lợi cho làm mối quan hệ thêm khăng khít, tuy nhiên quan trọng là phải hiểu những điều sâu xa bên trong, giải quyết mâu thuẫn một cách êm đẹp, có thể làm cho mối quan hệ giữa hai người càng ổn định và khăng khít, nếu xử lý không tốt, sẽ không tránh khỏi mối quan hệ bị đổ vỡ.
1. Không nên tranh cãi xem ai đúng ai sai
“Anh đã từng nói anh phải đi thanh toán tiền điện, anh đã thanh toán chưa?” người vợ dùng lời lẽ sắc bén hỏi chồng, tuy nhiên cô ta đã sớm biết chắc chồng mình vốn đã quên chuyện này xảy ra thế nào rồi. Trong lòng cô đã khẳng định chắc chắn cô ấy mới là người đúng, vậy nên người đúng không chỉ là chuyện này, ngoài ra khi cô ta nhìn thấy chồng mình làm xáo trộn ngôi nhà , không chịu tắm rửa, mỗi ngày đều ăn thức ăn có hại chop sức khỏe trước mặt lũ trẻ, mỗi lần lái xe thường vượt tốc độ, cô ấy biết, trong chuyện này cô ấy là người đúng, chồng là người sai.
Có điều, điểm xung đột nằm ở chỗ anh chồng cũng cho rằng mình mới là người đúng. Bởi vì, anh ta cho rằng trả tiền điện hay không chỉ là chuyện nhỏ; anh ta không thích tắm, cô vợ đã biếttrước khi kết hôn sao lại trách anh ta.
Các xung đột trong hôn nhân thường không phải là nguyên nhân có một người đúng còn người còn lại sai. Khi rất nhiều cặp vợ chồng cãi vã, những thứ trong lòng họ nghĩ đều không phải cùng một chuyện. Vậy nên, khi cãi nhau, tốt nhất không nên phân bua ai đúng ai sai, nên có một người đứng ra nhận sai mới là cách tốt nhất.
2. Tìm ra lý do thật sự sau mỗi cuộc tranh cãi
“Nhớ đi đóng tiền điện” chỉ là việc nhỏ trong mắt đàn ông, nhưng đối với người vợ mà nói, điều này thể hiện người chồng này có trách nhiệm hay không đối với những việc mà anh ta đã nhận, có thể thực hiện những lời mình hứa được hay không. Đây mới là chuyện biểu tượng cho sự việc thực sự đáng được chú ý đến.
Chỉ có điều chuyện này rất khó có thể một sớm một chiều là có thể thay đổi, bởi vì những hành động, thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức của họ khi còn sống với bố mẹ, nhất định họ sẽ mang thói quen này vào trong cuộc sống của hai người.
Nghiên cứu của nhà tâm lý học Gottman đã phát hiện ra, 2/3 số lần cãi vã giữa các cặp vợ chồng thực chất là “không hiểu nhau”, bởi vì điều này đến từ bối cảnh trưởng thành của hai người mà tạo nên sự khác biệt. Trong nghiên cứa của Gottman về các cặp vợ chồng, lần đầu tiên sau bốn năm về trước phỏng vấn họ và bây giờ lại phỏng vấn lại họ, kết quả cho thấy, 69% nguyên nhân cãi vã vẫn gống với bốn năm về trước.
Vậy nên, bây giờ nên làm thế nào? Bạch mã hoàng tử vốn chỉ là con ếch, có nỗ lực đến mấy cũng không có cách nào biến anh ta thành bạch mã hoàng tử, có nên ly hôn không? Oh, chuyên gia về hôn nhân gia đình sẽ không khuyên như vậy, chí ít cũng không phải là phương pháp giải quyết duy nhất. Bởi vì, giai đoạn sau hôn nhân của bạn, cũng có thể gặp phải tình cảnh như vậy, không chắc có thể tốt hơn lần này.
Giao tiếp giữa người Mỹ, tác giả Sheila Heen có ý kiến, mỗi người nên lắng nghe một cách cẩn thận về tiếng lòng của cặp vợ chồng già mà đã có đám cưới vàng đám cưới bạc, đám cưới kim cương, xem họ làm thế nào để có thể bao dung, thỏa hiệp như vậy: “Chí Văn Lão đến muộn, vậy nên An Kỳ gặp phải chuyện quan trọng nhất định phải lái xe” , “con caí thường muốn mời bạn bè đến nhà tụ tập ăn uống, nhưng Trực Ninh muốn buổi tối yên tĩnh ở nhà nghỉ ngơi, vậy nên bọn họ đành thỏa hiệp, yêu cầu những đứa con tự phụ trách nấu cơm chiêu đãi bạn bè( bọn trẻ thường không thể làm được) thì Trực Ninh sẽ không có ý kiến.
Đối với điểm khác nhau giữa hai người phải tìm thấy cách để có thể thỏa hiệp, là vợ chồng phải thương yêu nhau cả đời, phải giúp đỡ nhau việc nhà, đây cũng là một cách đáng để thử, tóm lại, hôn nhân là một bài tập cho một cuộc đời.
3. Tránh chỉ trách đối phương
Khi tranh cãi nhất định phải trách móc nhau, việc giao tiếp sẽ từ đó mà đóng lại, điều này gây tổn thương mối quan hệ của hai người. Chỉ là một cái tát không đau trong cuộc cãi vã của hai người, tốt nhất là hãy thừa nhận đó là vì cả hai người cùng gây ra, không thể chỉ yêu cầu đối phương xin lỗi nhận sai, mà bản thân cũng phải xem lại, cũng có thể bản thân là người châm ngòi lửa cho cuộc tranh cãi mà không thể thu xếp này. Trước khi trời tối nếu hai người không thể giải hòa, chí ít cũng phải tìm ra những chỗ mà mình đã sai, sau đó thay đổi thái độ của bản thân, điều này có thể làm cho cuộc cãi vã không trở nên tồi tệ hơn nữa.
4. Cho hai bên có lối thoát
Tránh làm cho trận chiến tiếp tục mở rộng, nhất định trước khi ngọn lửa tranh cãi trở nên gay gắt hơn, phải giảm nhiệt và dập lửa. Trong nghiên cứu của Gottman đã phát hiện, các cặp vợ chồng có hôn nhân hạnh phúc thông thường có một vài phương pháp có thể làm giảm sự nóng giận. Phương pháp này bao gồm, trước tiên phải rời khỏi hiện trường cãi vã một lúc hoặc là mang con vật cưng ra làm hòa.
Thông thường điều này yêu cầu óc hài hước, ví dụ như làm mặt quỷ, lè lưỡi, nói một vài lời nói đùa bí mật mà chỉ có hai người hiểu, đầu tiên hãy dùng cách hài hước để làm cho tâm trạng đối phương bình tĩnh lại. Có lúc cãi vã cũng chẳng thể phân ai thắng ai thua, không chắc chắn thật sự đầu giường có thể cãi nhau với cuối giường hay không nhưng có thể chắc chắn rằng càng cãi vã càng mật ngọt.
Nguồn: Sina